GIỐNG CÂY ĐƯƠNG QUY

Đương quy hay còn gọi là tần quy, vân quy. Danh pháp khoa học Angeỉica sinensis (Oliv.) Diels, (Angellca polymorpha Maxim, var. sinensis OIìv). Thúộc họ Hoa tán apraceae Umbelliferae. Được bết “Quy” là về, vì vị thuốc này có tác dụng điều khí, nuôi huyết, làm cho huyết đang loạn xạ trở về chỗ cũ do đó có cái tên như vậy. Xem hình ảnh cây đương quy dưới đây để biết thêm chi tiết.

hình ảnh cây đương quy

Đặc điểm của cây đương quy

Đương quy là một loại cây nhỏ, nhưng sống lâu năm. Cây cao chừng 40 – 80cm, thân cây màu tím có rãnh dọc. Lá mọc so le, 2 – 3 lần xẻ lông chim, cuống dài khoảng 12cm, 3 đôi lá chét. Với đôi lá chét phía dưới có cuống dài, đôi lá chét phía trên đỉnh thì không có cuống; lá chét lại xẻ 1 – 2 lần nữa, mép có răng cưa. Phía dưới cuống phát triển dài gần 1/2 cuống, ôm lấy thân. Hoa đương quy rất nhỏ màu xanh trắng họp thành cụm hoa hình tấn kép gồm 12 – 40 hoa. Quả bế có rìa màu tím nhạt. Ra hoa chủ yếu vào tháng 8.

Kỹ thuật trồng dược liệu cây đương quy từ hạt giống

1. Điều kiện đất đai khí hậu

Cây đương quy thích ứng tốt với khí hậu mát ẩm, biên độ nhiệt độ dao động trong khoảng 15 – 25oC. Lượng mưa tối thiểu 1.600 – 2.000 mm/năm, đất giàu mùn.

Cây phù hợp với các loại đất pha cát hoặc đất thịt nhẹ, nhiều mùn, tơi xốp, tầng canh tác sâu, chế độ thoát nước tốt. Đất trồng cần đảm bảo sạch bệnh, không có cỏ dại, lá rụng và thuận tiện cho việc tưới tiêu, thu hoạch. Độ pH từ 6,5 – 7. Tầng canh tác trên 30cm.

2. Thời vụ trồng cây đương quy

Đương quy trồng ở đồng bằng: tiến hành gieo hạt tháng 10, thu hoạch tháng 6 – 7 năm sau. Thời gian sinh trưởng là 9 – 10 tháng.

Đương quy trồng ở vùng núi cao như: Sapa, Tam Đảo: Thực hiện gieo hạt tháng 10 – 11, thu hoạch vào tháng 11 – 12 năm sau. Thời gian sinh trưởng phát triển là khoảng 11 – 12 tháng.

Đương quy trồng tại khu vực Tây Nguyên: Gieo hạt tháng 6 – 7, thu hoạch vào tháng 10 – 11 năm sau. Thời gian cây sinh trưởng là 14 -18 tháng.

⇒ Đương quy ở vùng miền núi và Tây Nguyên củ sẽ to hơn, năng suất cao hơn, dược chất tốt hơn.

3. Giống và xử lý hạt trước khi gieo

Giống cho sản xuất dược liệu là hạt thu được từ cây 2 năm tuổi trở nên. Hạt chắc mẩy, tỷ lệ nẩy mầm đạt trên 70%. Hạt giống cây đương quy trong điều kiện bảo quản thông thường rất dễ mất sức. Do đó khi gieo tỷ lệ mọc mầm sẽ kém. Vì vậy tốt nhất là nên lấy hạt giống vừa thu hoạch năm đó đem đi gieo thì tỷ lệ nảy mầm tốt.

Lượng hạt giống gieo cần trung binh 9 – 10 kg/ha. Trước khi gieo có thể ngâm vào nước ấm 40 – 45°C ( với tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh ) trong thời gian 1 – 2 giờ. Sau đó vớt ra rửa sạch bằng nước chua, tiến hành để ráo nước đem gieo. Cũng có thể ủ hạt giống (theo kiểu ngâm giá đỗ) cho hạt nảy mầm sau đó đem gieo.

4.1. Phương pháp gieo hạt giống cây đương quy trên vườn ươm

Đất vườn ươm cần chọn nơi bằng phẳng, ít có sỏi đá, thuận tiện cho việc tưới tiêu nước. Đất được làm nhỏ, lên luống cao 20 – 25 cm, rộng 90 cm, rãnh 30cm. Bón lót cho 1ha với lượng trung bình 10 tấn phân chuồng hoai mục + 250 kg supe lân + 10 kg kali clorua. Rải đều các loại phân trên lên mặt luống, trộn đều phân vào đất. Cuối cùng san phẳng mặt luống, sau đó rắc đều hạt trên luống.

Gieo xong bắt đầu phủ rơm rạ kín mặt luống và thường xuyên tưới nước để đất đủ ẩm. Sau khi thấy hạt mọc mầm ( khoảng 15 ngày ) dỡ bỏ rơm rạ ra.

Cần tiến hành làm cỏ và tỉa bớt đi những cây xấu. Khi cây có 6 – 7 lá tỉa định cây để khoảng cách cây là 5 cm. Sau mỗi lần làm cỏ, tỉa cây có thể tưới thúc phân chuồng loãng. Khi cây được 8 – 9 lá thật, chọn những cây khoẻ mạnh, không sâu bệnh. Bắt đầu đánh trồng ra ruộng sản xuất.

4.2. Phương pháp gieo hạt giống cây đương quy trong bầu

Mỗi bầu gieo từ 4 – 5 hạt. Sau khi gieo xong phủ lớp rơm rạ (hoặc xếp vào giàn có mái che) để tránh mưa nắng gắt. Tưới ẩm hàng ngày, chú ý không để cho mặt bầu có hiện tượng bị váng. Sau khi gieo khoảng 15 ngày hạt bắt đầu nảy mầm, dỡ bỏ rơm rạ, vẫn tiếp tục tưới cho bầu đủ ẩm. Khi cây con được 2 lá tỉa bớt các cây xấu. Khi cây 3 lá tỉa định cây, mỗi bầu chỉ nên để lại 2 cây. Khi cây có 3 – 4 lá có thể mang cây ra ruộng trồng. Không để cây con quá lâu ở trong bầu nhỏ. Trong giai đoạn cây con ở trong bầu nếu thấy cây đương quy cằn cỗi cần tưới thúc bằng nước hòa phân đạm pha loãng 7 – 10% để cây con có thể sinh trưởng tốt.

5. Kỹ thuật trồng cây đương quy ra ruộng

Chọn cây có từ 4 – 5 lá, không sâu bệnh, không bị sâu cắn phá cụt ngọn đem trồng. Khi trồng đặt cây giống nhẹ nhàng vào giữa hốc ( hốc cách hốc 20cm ). Dùng tay vun đất xung quanh cây, lấp kín phần gốc rễ, sau đó ấn chặt đất. Trồng xong phải tưới nước ngay để có thể cố định cây và giữ ẩm cho cây nhanh hồi xanh.

6. Chăm sóc giống cây đương quy

Gieo hạt ở vườn ươm hay ở ruộng gieo thẳng hoặc trong bầu cần chú ý phải tưới nước đều mỗi ngày 2 lần cho đất luôn ẩm. Hạt sẽ nảy mầm sau 10 ngày và mọc đều sau 15 ngày. Sau khi hạt mọc giảm lượng nước tưới, độ 1 – 2 ngày tưới một lần.

  • Trồng dặm: Sau khi trồng 3 – 5 ngày cần kiểm tra kỹ. Nếu gặp cây chết phải kịp thời trồng dặm cho mật độ được đồng đều để năng suất cao hơn.
  • Làm cỏ: Khi cây còn nhỏ phải thường xuyên nhổ cỏ, không để cỏ lấn át hết gần cây con. Khi đã định cây hay cây trồng đã bén rễ, cần làm cỏ 20-30 ngày một lần cho đến khi lá cây phủ kín mặt luống thì thôi, kết hợp với bón thúc phân. Nếu mưa rào nhiều, đất bị đóng váng cần xới xáo cho đất thoáng.
Sản phẩm khác

0989.637.216

https://zalo.me/0989.637.216
0989.637.216